Bổ nhiệm Thủ_tướng_Pháp

Thủ tướng được bổ nhiệm bởi Tổng thống Pháp. Tổng thống có quyền chọn bất cứ người nào mình muốn, điều này trái ngược với các thể chế Đại nghị nơi mà nguyên thủ quốc gia phải chỉ định lãnh đạo của đảng lớn nhất trong cợ quan lập pháp. Trên thực tế, chỉ có số ít các thủ tướng là người lãnh đạo đảng của mình trong lúc tại nhiệm. Mặc khác trong khi thủ tướng thường được chọn từ những người nắm chức vụ cao trong Quốc hội, trong một số trường hợp hiếm hoi, Tổng thống lựa chọn một người không nắm giữ chức vụ nhưng người đó có kinh nghiệm trong bộ máy chính quyền hoặc trong ngành ngoại giao, hoặc thành công trong quản lý kinh doanh; ví dụ cựu thủ tướng Dominique de Villepin nắm quyền từ 2005 đến 2007 khi chưa từng giữ một chức vụ được bầu.

Trái lại, bởi vì Hạ viện Pháp có quyền buộc chính phủ từ chức, việc chọn lựa thủ tướng phải được số đông các nghị sĩ đồng tình. Ví dụ, ngay sau cuộc bầu cử năm 1986, Tổng thống François Mitterrand đã chỉ định Jacques Chirac làm thủ tướng, Chirac là thành viên của Tập hợp vì nền Cộng hoà (RPR) và cũng là một đối thủ chính trị của Mitterrand, và mặc dù Đảng Xã hội Pháp của Mitterrand vẫn là đảng lớn nhất trong Quốc hội, RPR có đồng minh trong Liên minh vì Dân chủ Pháp (UDF) nên họ trở thành đa số. Trong trường hợp này, Tổng thống bị buộc phải làm việc với thủ tướng là đối thủ của mình.

Đến nay, Édith Cresson là phụ nữ duy nhất từng làm thủ tướng Pháp.[2]